Hơn 46 năm ở Thành phố Hồ Chí Minh này ,tôi cũng đã có dịp được nhìn thấy bao thăng trầm mà Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã trãi qua vinh quang, hạnh phúc cũng nhiều mà khó khăn lận đận cũng lắm, nhưng chưa bao giờ tôi nhìn thấy có cảnh đau thương như hiện nay.
Trước đây Sài gòn cũng có lúc phải trãi qua cơ mang nào là khó khăn, gian khổ, cơ cực trăm bề, đến nổi gạo không đủ ăn, phải độn bo bo, khoai mì, nhìn cảnh các ông bà, cô, bác lớn tuổi nhai vội, nuốt càng để có cái đưa vào bụng để tiếp tục cuộc mưu sinh vô cùng khó khăn, vất vã của thời bao cấp và sự bao vây, cấm vận của kẻ thù mà héo cả ruột gan, thịt cá là thứ gì quá ư xa xỉ ngoài tầm với của hầu hết mọi gia đình như thời chiến tranh biên giới Tây nam năm 1978 và chiến tranh biên giới phía Bắc đánh quân Trung quốc xâm lượt năm 1979 …
Nhưng khung cảnh của Sài gòn trong những ngày ấy không đìu hiu, vắng vẽ như lúc này, nhìn Sài gòn bị trọng thương mà lòng mình như thắt lại. Hình ảnh của các anh, chi, em ngành y tế ,cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang ,cán bộ công chức ,dân quân, dân phòng, đoàn viên, hội viên …được phân công tham gia phòng chống dịch đang ngày đêm lăn lộn nơi đầu sóng, ngọn gió, không quản ngại gian khổ, hy sinh, ăn vội chén cơm, miếng bánh cầm hơi, tranh thủ ngã lưng trên những chiếc ghế, bậc thềm nghĩ ngơi đôi chút lấy sức để tiếp tục cuộc chiến đấu dù không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt nhằm sớm mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân mà không cầm được nước mắt
Cảnh các cô, bác, anh chị phải trắng đêm lo thêm được nhiều suất cơm từ thiện để giúp cho những người có hoàn cảnh quá khó khăn có được chút miếng ăn trong những ngày mất việc
Cảnh các em, cháu trong các cửa hàng, siêu thị …phục vụ những hàng hóa thiết yếu cho bửa ăn hàng ngày
Cảnh các em, các cháu công nhân vệ sinh, môi trường,hàng giờ, hàng ngày phải đối mặt với nhiều loại rác thải độc hại có thể bị nhiểm bệnh bất cứ lúc nào.
Với những cảnh đó đối với 1 thành phố hơn mười mấy triệu dân này, mới thấm thía với muôn vàn khó khăn, gian khổ mà đại dịch đã gây ra. Tính đến nay đã gần 2 tháng đại dịch đã đi qua, số người nhiểm bệnh đã tăng lên thành cấp số nhân so với những ngày đầu, các điểm phong tỏa, cách ly đã phải tính bằng số ngàn chứ không còn là số trăm, số chục và đã có hơn 1000 trường hợp phải ra đi mãi mãi không về các cấp ,các ngành gần như phải gồng mình để lo chống dịch trước tình cảnh còn quá nhiều khó khăn ,thiếu thốn cả về số giường bệnh, cơ sở vật chất phục vụ cho sự vận hành của cả hệ thống y tế, đặc biệt là đôi ngũ bác sĩ, y tá ,lao công của cả nước và Thành phố.
Đã hơn 1 tháng trôi qua ,ngày 3 bữa sáng ,trưa ,chiều tôi thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh,cứ mỗi tin số người bị nhiểm tăng giống như nổi đau cắt vào chính da thịt mình .Không biết tự lúc nào mà tôi có ác cảm, ghét cay, ghét đắng tiếng còi hụ của xe cứu thương nhiều đến thế, dẫu biết rằng trên từng chuyến xe chứa đầy sự lao tâm, khổ tứ, hy sinh của những người thầy thuốc, lái xe, phục vụ …đang tận tình chăm lo, cứu chữa bệnh nhân. Còn nữa và còn nhiều nữa sự hy sinh của rất nhiều người trong đại dịch lần này mà không có bút mực nào có thể phản ảnh đầy đủ sự hy sinh cao quý ấy. Tâm sự của người về hưu, tuổi đã 65