Chăm sóc sức khỏe từ tinh dầu

Tinh dầu đã được sử dụng từ rất lâu đời trong nền văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Với những mục đích sử dụng khác nhau của tinh dầu, trong đó chủ yếu là tác dụng chăm sóc sức khỏe. Ngày này, việc sử dụng tinh dầu ngày càng phổ biến và trở thành một liệu pháp thiên nhiên an toàn, hiệu quả, chi phí thấp để chăm sóc sức khỏe hay thậm chí là điều trị một số bệnh cấp và mãn tính. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về những tác dụng hữu ích của tinh dầu: Tinh dầu giúp tăng khả năng chống nhiễm trùng và dị ứng: rất nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống virus, khử trùng, chống nấm, chống dị ứng da … cho cơ thể. Các chất hóa học được tìm thấy trong tinh dầu như: terpen, este, phenolics, ete và xeton đã được chứng minh khả năng ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ vi sinh.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu có khả năng chống lại sự xâm nhập và phát triển của một số tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Candida albicans. Thực tế nhiều loại viêm nhiễm và dị ứng mức độ nhẹ và vừa ngoài da hoặc niêm mạc, hoàn toàn có thể chữa khỏi chỉ nhờ tinh dầu mà không cần đến kháng sinh hay các loại thuốc khác. Ngày này, việc kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ngày càng trở nên phức tạp nên việc sử dụng tinh dầu như một hình thức trị liệu độc lập hoặc kết hợp với kháng sinh là một biện pháp an toàn, hiệu quả. Tinh dầu giúp cân bằng nội tiết tố: nhiều loại tinh dầu có mùi thơm đặc trưng (đôi khi được dùng trong thành phần của nước hoa) có thể giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện chức năng sinh lý cả nam lẫn nữ, tăng cảm giác kích thích từ người khác phái và cảm giác được thỏa mãn nhờ tăng tạm thời lượng nội tiết tố trong cơ thể. Một số loại tinh dầu giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch và tăng cường năng lượng của bạn như tinh dầu của gừng, kinh giới, chanh, bạch đàn, nhũ hương, bạc hà, quế. Một số loại tinh dầu giúp tăng cường lượng oxy lên não từ đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tập trung và tràn đầy năng lượng. Ví dụ: Tinh dầu bạc hà làm tăng lượng oxy lên não giúp cải thiện hiệu suất và khả năng vận động. Bên cạnh đó tinh dầu bưởi, chanh, sả, bạch đàn, hương thảo cũng có tác dụng tương tự. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tinh dầu có tác dụng bảo vệ thần kinh cải thiện khả năng nhận thức.

Điều này rất tốt cho học tập, nghiên cứu và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Có điều khả năng này là nhờ tinh dầu có tính chống oxy hóa mạnh từ đó giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa hay nói cách khác là ngăn chặn quá trình thoái hóa của não. Giúp giảm căng thẳng và thư giãn: Một số loại tinh dầu có tác dụng giảm căng thẳng, giảm lo âu, tạo cảm giác bình yên và thư thái. Trong đó phổ biến nhất là: Tinh dầu hoa oải hương, hoa cúc La Mã, hoa hồng, giúp giảm bớt lo lắng, ngăn ngừa trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Giảm đau nhức: Tinh dầu thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc giảm đau sau phẫu thuật, đau trong sản khoa, đau nhức cơ thể và đặc biệt là đau cổ vai gáy hoặc đau thắt lưng nhờ tác dụng chống viêm và chống co thắt cơ, đôi khi còn có cả tác dụng gây tê cục bộ. Các loại tinh dầu hiệu quả trong việc giảm đau là: Tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, bạch đàn, hoa cúc, cỏ xạ hương, gừng, nghệ.

Cách tốt nhất để phát huy tối đa tác dụng giảm đau của tinh dầu là dùng kết hợp phương pháp Massage. Nhờ vào các tác dụng phong phú và hữu ích của tinh dầu, người ta đã sáng tạo bằng cách pha trộn vài loại tinh dầu theo tỷ lệ và công thức khác nhau để có dược các hỗn hợp vào mục đích sử dụng kháng Virus nói chung và Virus SARS-CoV-2 nói riêng. Sau đây là một số loại dầu thường sử dụng: – Tinh dầu Sả – Tinh dầu Bạc hà – Tinh dầu Tràm – Tinh dầu Bạch đàn – Tinh dầu gừng, tỏi…

Tuy nhiên, khi sử dụng dầu gió, chúng ta vẫn nên chú ý một số lưu ý, đặc biệt là chống chỉ định của chúng: không bôi dầu nguyên chất trực tiếp lên vết thương hở, vùng da bị lở loét chảy máu chảy dịch, vùng niêm mạc, cũng như không bao giờ nhỏ trực tiếp vào mắt. Khi bôi dầu ngoài da lành thì có thể nhỏ vài giơ ra tay, sau đó thoa lớp mỏng đều xung quanh vùng da cơ khớp cần thoa. Tinh dầu cũng có thể bắt lửa gây cháy nổ, do đó tránh để dầu chảy lan và tránh sử dụng gần nguồn lửa.

Nguồn Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh
Scroll to Top