Theo Bác sĩ Nhi khoa Đào Trường Giang – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khi trẻ mắc COVID-19, dấu hiệu hay gặp là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém… Tuy nhiên, nhiều trẻ mắc bệnh mà không hề có biểu hiện gì.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm; rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc; gan to, viêm gan; bệnh não.
– Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (đo ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh, khó thở) và huyết áp (nếu có thể).
– Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo;
– Các triệu chứng khác: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…
– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
– Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ.
– Đau rát họng, ho
– Tiêu chảy
– Ngủ li bì
– SpO2 dưới 96%. Nếu SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo
– Ăn bú kém.
– Nếu trẻ mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng… cần báo ngay cho y tế.
– Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…
– Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
– Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn
– Cánh mũi phập phồng, khó thở, thở nhanh,
– Mạch nhanh (> 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút)
Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.
– Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,
– Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút
– Trẻ > 12 tuổi: nhịp thở ≥ 20 lần/phút
– Khẩu trang
– Nước sát khuẩn
– Máy đo SpO2 cầm tay
– Nhiệt kế
– Điện thoại
– Thuốc hạ sốt dạng uống, đặt hậu môn, Oresol, thuốc ho, vitamin tổng hợp
– Nước muối sinh lý
– Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…
– Liên hệ điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn.
Hotline 0241022 nhánh số 3 của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tại Hà Nội, Các ứng dụng, các group zalo, facebook tư vấn sức khỏe miễn phí đáng tin cậy của các thầy thuốc…
– Đảm bảo đủ nước (với trẻ từ 0-6 tháng cần bú mẹ hoàn toàn; trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 800ml nước/sữa; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 900ml; trẻ từ 4-8 tuổi cần 1.200ml; 9-13 tuổi cần 1.60-1.800ml; trẻ từ 14-18 tuổi cần 1.800-2.600ml)
– Ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…
– Không bỏ bữa;
– Với trẻ nhỏ cần bú mẹ kể cả mẹ là F0
– Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không kiêng nước
– Vệ sinh tay thường xuyên
– Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi/nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch.
– Tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19.
– Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch.
– Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện có thể gây hoang mang, sợ hãi.
– Duy trì thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học.
– Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ…
– Chườm hạ sốt
– Uống thuốc hạ sốt như paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.
– Bù nước
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, cần thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.
– Dùng thuốc ho phải theo chỉ định của bác sĩ, dùng khi thật cần.
– Thuốc ức chế ho: Dùng khi ho quá nhiều, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
– Thuốc loãng đờm: Có thể thay thế bằng uống nhiều nước, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
– Thuốc ho thảo dược: Khuyến cáo dùng
– Không tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.
– Không lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin.
– Con mắc COVID-19, đừng cho trẻ xông lá, tinh dầu… vì không có tác dụng điều trị, có thể làm trẻ tăng khó chịu, nguy cơ khiến trẻ bỏng.
– Không tự dùng thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus…
– Không dùng các đơn thuốc trên mạng
– Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ.
– Đeo khẩu trang và tấm chắn giọt bắn
– Vệ sinh tay thường xuyên
– Mở cửa sổ thông thoáng
– Thường xuyên vệ sinh bề mặt
– Xử lý chất thải theo đúng hướng dẫn
– Ổn định tâm lý cho trẻ
– Nhận biết dấu hiệu trẻ trở nặng, lưu số điện thoại của cơ quan y tế khi cần để báo tin
– Ít nhất 15 phút mỗi ngày với trẻ lớn
– Tập thở nhằm tăng thông khí phổi, giúp phòng ngừa bệnh
– Hai phương pháp thở cơ bản là thở bụng và thở ngực.
* Thở bụng:
+ Tư thế: Nằm ngửa hoặc ngồi, một tay để trên ngực. Khi thở ra bụng dưới lép xuống, khi hít vào bụng dưới phồng lên.
Mỗi lần tập đều bắt đầu bằng thở dài ra và tóp bụng lại, sau đó mới hít vào để bụng phồng lên. Mỗi lần tập 3-5 phút. Ngày tập 2-3 lần.
* Thở ngực:
+ Tư thế nằm ngửa hoặc ngồi hoặc một tay để lên ngực sử dụng mũi hít chậm, phình ngực lên và sau đó thổi ra bằng miệng tương tự như huýt sáo, xẹp ngực xuống.
+ Làm từ 10 đến 20 lần/lần tập, làm từ 2 đến 3 lần/đợt tập, và làm từ 2 đến 3 đợt/ngày.