Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, cùng với các bộ phận tham mưu khác của Thành ủy, công tác Dân vận của Thành ủy đã tiếp duy trì và phát huy truyền thống trước đó. Thời gian này, Ban Dân vận đã tham mưu cho Thành ủy nắm tình hình quần chúng, xây dựng các tổ chức cách mạng, ổn định chính trị, ổn định dân tình, thu phục nhân tâm. Theo mô hình cả nước, Ban Dân vận – Mặt trận Thành ủy được thành lập với nhiệm vụ cơ bản là làm tham mưu cho Thành ủy nghiên cứu, nắm bắt tình hình quần chúng, tổ chức và lãnh đạo công tác vận động quần chúng, tăng cường và củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân.

Ngày 17/3/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 93/QĐ-TW quy định: Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “giải thể Ban Dân vận và Mặt trận, thành lập Ban Dân vận và Đảng đoàn Mặt trận do đồng chí Phó Bí thư Thường trực hoặc Ủy viên Ban Thường vụ làm Trưởng Ban”. Căn cứ nêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Quyết định số 21/QĐ-TU ngày 27/11/1981: Giải thể Ban Dân vận và Mặt trận Thành ủy để thành lập Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW ngày 27/3/1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân”, Ban Dân vận Thành ủy đã tham mưu cho Thành ủy lãnh đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận, đoàn thể; đa đạng các loại hình tập hợp quần chúng; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; thực thi dân chủ; phát động các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và phát huy tiềm năng trí tuệ, sáng kiến, kinh nghiệm của mọi tầng lớp Nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Trong 40 năm đó, nhiều thế hệ cán bộ đã công tác tại Ban Dân vận, nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Thành phố đã trực tiếp phụ trách Ban Dân vận. Nhiều cán bộ, chuyên viên trưởng thành từ Ban Dân vận trở thành cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp của Thành phố; góp phần khẳng định công tác dân vận có một vị trí xứng đáng trong lịch sử Đảng bộ Thành phố. Tập kỷ yếu “Ban Dân vận Thành ủy – 40 năm xây dựng và hoạt động” do Ban Dân vận Thành ủy thực hiện, ghi nhận những kết quả chủ yếu về quá trình hình thành và hoạt đông của Ban từ năm 1981 đến nay, ghi lại những việc, những người, những kỷ niệm hoạt động 40 năm qua; tự hào về những kết quả đã đạt được, cùng động viên nhau tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian tới. Đây có thể xem như một món quà kỷ niệm, nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2021), 40 năm Ngày thành lập Ban Dân vận Thành ủy (27/11/1981 – 27/11/2021) gửi đến các thế hệ cán bộ Ban Dân vận Thành ủy các thời kỳ, để dù sau bao nhiêu năm nữa, những kỷ niệm mãi được nhắc nhau, được truyền tay và trở thành kỷ vật quý báu, ghi dấu những năm tháng tự hào là người cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Tất nhiên lịch sử công tác dân vận không chỉ bắt đầu và kết thúc từ năm 1981 đến nay, mà nó gắn liền với lịch sử Đảng bộ Thành phố, là một bộ phận của lịch sử Đảng bộ Thành phố, chắc chắn phải được ghi chép, tái hiện đầy đủ. Trách nhiệm đó là của các cơ quan, các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng. Tập kỷ yếu này chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng đồ sộ lịch sử của Đảng bộ Thành phố.

Để thực hiện tập Kỷ yếu này, Ban biên soạn đã cố gắng sưu tầm lại các tư liệu, gặp gỡ, tiếp xúc với các đồng chí nguyên là lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban Dân vận các thời kỳ và được các đồng chí nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ rất nhiều về tư liệu, hình ảnh, bài viết. Mỗi bài viết đều là những tâm huyết, tâm tình và những tình cảm thân thương mà thế hệ cán bộ Ban Dân vận Thành ủy các thời kỳ muốn gửi gắm cho đội ngũ cán bộ hiện tại và tương lai. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các đồng chí. Tuy nhiên, cũng do thời gian qua đi khá lâu, tư liệu lưu trữ không còn nhiều, một số đồng chí không tìm gặp được, tập kỷ yếu chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các đồng chí thông cảm. 

Xin trân trọng giới thiệu tập Kỷ yếu “Ban Dân vận Thành ủy – 40 năm xây dựng và hoạt động” và rất mong được các đồng chí đón nhận, chia sẻ.

ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Đồng chí NGUYỄN VĂN NÊN 
Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

Trong hơn 91 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác dân vận lên tầm chiến lược. Những luận điểm cơ bản về công tác vận động quần chúng từ Chánh cương vắn tắt (năm 1930) đến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) đều khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân và sức mạnh của Đảng là ở Nhân dân. Thực tiễn lịch sử cho thấy, dù có lúc cách mạng thoái trào, vận mệnh của dân tộc ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng với sức mạnh và ý chí đoàn kết của toàn dân, Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng đến bến bờ thắng lợi.

Trong hơn 91 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác dân vận lên tầm chiến lược. Những luận điểm cơ bản về công tác vận động quần chúng từ Chánh cương vắn tắt (năm 1930) đến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) đều khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân và sức mạnh của Đảng là ở Nhân dân. Thực tiễn lịch sử cho thấy, dù có lúc cách mạng thoái trào, vận mệnh của dân tộc ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng với sức mạnh và ý chí đoàn kết của toàn dân, Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng đến bến bờ thắng lợi.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên về vai trò to lớn của công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng. Người nói về công tác dân vận hết sức giản dị, ai cũng hiểu được: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”.
Thấm nhuần đường lối ấy, công tác dân vận đã trở thành mũi giáp công chiến lược của phong trào cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt hai cuộc kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm chiến tranh ác liệt nhất, lực lượng cách mạng vẫn vững vàng đứng chân giữa đô thị Sài Gòn và phong trào đấu tranh của quần chúng luôn luôn dâng cao nhờ sự góp công của công tác dân vận, trí vận, Hoa vận, tôn giáo vận, binh – địch vận.
Những năm đầu sau giải phóng, trong bối cảnh đất nước bị bao vây, cấm vận, đối mặt với những thử thách to lớn, nhưng thông qua công tác dân vận của Đảng, các tầng lớp nhân dân đã kiên cường chịu đựng, đồng cam cộng khổ, cùng với cấp ủy, chính quyền Thành phố bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, vượt qua những khó khăn không kể hết để bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển Thành phố.
Nóng hổi nhất là trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, công tác dân vận tiếp tục là một mặt trận quan trọng. Nếu hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ không bám sát dân từng ngày, từng giờ để tuyên truyền, vận động, giải thích cho Nhân dân thực hiện giãn cách xã hội, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; nếu không có sự đồng cam cộng khổ, kiên trì chịu đựng khó khăn, gian khổ, thắt lưng buộc bụng với chính quyền, người dân đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” thì chưa chắc giờ này đẩy lùi được dịch bệnh. Thực sự chiến thắng đại dịch là chiến thắng của Nhân dân.
Ngày nay, công tác dân vận đứng trước bối cảnh mới, đất nước mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng, người dân tiếp cận và nắm bắt thông tin rất nhanh, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mạng xã hội chi phối mạnh mẽ đời sống thường nhật của nhiều người, nhận thức và trình độ dân trí ngày càng cao, nhất là ở một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Dù vậy, nguyên lý vận động Nhân dân thì không bao giờ thay đổi và sức mạnh của Đảng vẫn là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Bác Hồ đã nói rất dễ hiểu về công tác dân vận từ cách đây hơn 70 năm nhưng đến giờ vẫn đúng: “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”.
Nhiều bài học trong quá khứ khi triển khai thực hiện chủ trương xuất phát từ lợi ích của Nhân dân nhưng không thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nhiều việc chọn việc dễ cho chính quyền, đẩy việc khó cho dân, không hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân trước khi làm.
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và nâng cao chất lượng công tác dân vận, vừa qua, Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI về công tác dân vận. Nội dung đã thông qua nhưng khâu tổ chức thực hiện mới thực sự quan trọng. Ban Dân vận Thành ủy phải đeo bám, đôn đốc triển khai quyết liệt tạo chuyển biến nhận thức trong hệ thống chính trị, từng cấp ủy, chính quyền, trước hết là người đứng đầu, về vị trí, vai trò công tác dân vận trong tình hình mới, phát huy sức sáng tạo và nguồn lực của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và phát triển Thành phố.
Chúng ta đã có Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Quy chế này quy định rõ trách nhiệm, cơ chế, phương thức công tác dân vận của tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị. Ban Dân vận các cấp cần triển khai, quán triệt sâu rộng, theo dõi, đôn đốc thực hiện, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong công tác vận động quần chúng, thúc đẩy công tác dân vận trên nguyên tắc “dân là gốc”. Đây cũng là bài học xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ Thành phố.
Trước hết, đối với bộ máy chính quyền phải thực sự thấm nhuần lời dạy của Bác, mọi chủ trương đều phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân và phải có sự đồng thuận của Nhân dân. Thực tiễn cho thấy không bao giờ ban hành được một chính sách toàn diện nếu không lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người dân. Một biện pháp hành chính chưa được giải thích thỏa đáng và thiếu sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân thì chắc chắn sẽ không thành công. Ngược lại có những việc dù khó đến đâu nhưng nói để dân hiểu, dân thông, đồng tình ủng hộ thì nhất định thành công. Đó là bài học và cũng là giá trị của công tác dân vận chính quyền.
Đối với hệ thống Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng. Phải có bộ máy ít mà tinh, với đội ngũ cán bộ sắc sảo, nhiệt huyết, thực tế, nói đi đôi với làm, luôn nâng cao trách nhiệm, chủ động đề xuất những biện pháp hữu hiệu, thiết thực để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân trong tình hình mới. Trong vận động quần chúng và tập hợp hội viên, đoàn viên lấy mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, hóa giải những mặc cảm định kiến, xây dựng tinh thần cởi mở, củng cố lòng tin, cùng nhìn về một hướng và mọi chủ trương có sự đồng thuận cao sẽ thành công và hiệu quả.
Đối với các đồng chí lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải xây dựng cho mình tác phong quần chúng, thực sự có tấm lòng với Nhân dân, biết khơi dậy, phát huy nhân tố con người để trở thành động lực xây dựng và phát triển. Cần quan tâm sâu sắc đến việc phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dấn thân vì lợi ích chung, luôn muốn đổi mới; phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực nội tại thông qua lực lượng lao động, các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, doanh nhân nhiệt huyết thì nhất định sẽ có được nguồn lực.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Ban Dân vận Thành ủy (27/11/1981 – 27/11/2021), tôi có đôi điều về công tác dân vận. Xin chúc đội ngũ cán bộ trong hệ thống Dân vận từ thành phố đến cơ sở mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công. Xin trích một câu trong bài báo “Dân vận” của Bác Hồ để các đồng chí luôn nhắc nhở mình: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

LÀM DÂN VẬN THEO LỜI BÁC DẠY

Đồng chí NGUYỄN THỊ LỆ 
Phó Bí thư Thành ủy, Đại biểu Quốc hội khóa XV,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, khóa X,
Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ,
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh

Những ngày tháng 10, đọc lại bài báo “Dân vận” được Bác Hồ viết cách nay 72 năm, đăng trên báo Sự thật với bút danh X.Y.Z, dù không phải lần đầu đọc tác phẩm nhưng càng đọc càng suy ngẫm, càng thấy thấm thía ý nghĩa và giá trị to lớn từ lời dạy của Người qua những câu từ vô cùng mộc mạc, dễ hiểu. Bài báo của Bác được xem là “tuyên ngôn” của Ngành Dân vận trong mọi thời kỳ mà mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, làm theo. Làm dân vận theo lời Bác dạy là thấm nhuần và vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng của Bác trong bài báo “Dân vận” thành hành động thực tiễn “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” là lời tuyên ngôn và cũng là phương châm ghi nhớ của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên về vai trò của Nhân dân, sự cần thiết phải làm công tác dân vận và tính chất quyết định thành bại của mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều ở sự khéo léo trong công tác vận động quần chúng. Đọc bài báo “Dân vận”, suy ngẫm về công tác dân vận, về đội ngũ cán bộ dân vận của Đảng bộ Thành phố hiện nay, tôi có đôi điều suy nghĩ.

Những ngày tháng 10, đọc lại bài báo “Dân vận” được Bác Hồ viết cách nay 72 năm, đăng trên báo Sự thật với bút danh X.Y.Z, dù không phải lần đầu đọc tác phẩm nhưng càng đọc càng suy ngẫm, càng thấy thấm thía ý nghĩa và giá trị to lớn từ lời dạy của Người qua những câu từ vô cùng mộc mạc, dễ hiểu. Bài báo của Bác được xem là “tuyên ngôn” của Ngành Dân vận trong mọi thời kỳ mà mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, làm theo. Làm dân vận theo lời Bác dạy là thấm nhuần và vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng của Bác trong bài báo “Dân vận” thành hành động thực tiễn “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. 

“Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” là lời tuyên ngôn và cũng là phương châm ghi nhớ của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên về vai trò của Nhân dân, sự cần thiết phải làm công tác dân vận và tính chất quyết định thành bại của mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều ở sự khéo léo trong công tác vận động quần chúng. Đọc bài báo “Dân vận”, suy ngẫm về công tác dân vận, về đội ngũ cán bộ dân vận của Đảng bộ Thành phố hiện nay, tôi có đôi điều suy nghĩ.

Về công tác dân vận

Thực hiện theo lời Bác dạy, nhận thức tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác dân vận, trong suốt quá trình lịch sử, Thành ủy luôn xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải đảm bảo quan điểm của Đảng và bám sát thực tiễn, dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân vượt qua khó khăn thách thức, tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng thực chất. Đảng bộ Thành phố luôn thể hiện tinh thần quyết liệt và sáng tạo không ngừng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tất cả những hoạt động mà Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã và đang làm đều lấy mục tiêu an dân, trọng dân, vì dân để làm nguyên tắc hành động. Đó cũng được xem là thước đo đánh giá hiệu quả công việc, năng lực thực thi và phẩm chất của Đảng bộ, chính quyền, tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức các cấp. 

Với nhận thức và tâm thế “vì dân”, Thành ủy đã lãnh đạo hệ thống chính trị và Nhân dân Thành phố từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng Đảng, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước. Những thành tựu đó có sự đóng góp trực tiếp, rất quan trọng của công tác dân vận, là cơ sở khẳng định phương thức lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố với hệ thống chính trị về công tác vận động Nhân dân trong thời gian qua là phù hợp; và hoạt động tham mưu của Ban Dân vận Thành ủy là hiệu quả.

Từ vai trò tham mưu của Ban Dân vận Thành ủy, công tác dân vận ngày càng chuyển biến tích cực. Đó là sự chuyển biến về nhận thức tầm quan trọng của công tác dân vận trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Sự chuyển biến còn thấy rõ khi mà các cấp chính quyền tập trung hơn công tác dân vận chính quyền, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt chủ trương, chính sách dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp có nhiều nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, gần dân, hướng về Nhân dân; vận động Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, công tác xã hội, từ thiện tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. 

Công tác dân vận ngày càng có nhiều nội dung thiết thực, giải pháp đúng đắn, phù hợp đã vận động, thu hút đông đảo người dân tham gia các phong trào do Trung ương, Thành phố phát động; không chỉ hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng giao phó mà còn tạo ra niềm tin, tinh thần lạc quan, sự đồng thuận trong mọi tầng lớp Nhân dân; tạo ra đội ngũ những cán bộ Thành phố có tâm huyết, trách nhiệm, tạo ra những điển hình “Dân vận khéo” với sức lan tỏa mạnh mẽ về tinh thần tương thân tương ái, biết vì cộng đồng, biết yêu thương san sẻ, khơi dậy chất nghĩa tình vốn có của người Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được phát huy và nhân lên trở thành một nét đẹp văn hóa rất riêng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể nói, việc thực hiện công tác dân vận qua vai trò tham mưu của Ban Dân vận Thành ủy đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, một Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển mình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện. Ngưỡng cửa hội nhập đặt ra nhiều vấn đề, thời cơ – thách thức, thuận lợi – khó khăn đan xen, sẽ tác động nhiều đến sự phát triển của Thành phố và công tác dân vận. Mặt khác, tình hình kinh tế – xã hội, vấn đề đời sống, việc làm của người dân sẽ có những khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. 

Kỷ niệm 91 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, 

40 năm Ban Dân vận Thành ủy xây dựng và hoạt động, với vai trò và vị trí quan trọng mà Đảng bộ Thành phố tin tưởng giao cho Ban Dân vận, một lĩnh vực vô cùng khó khăn, thầm lặng mà rất nhân văn, ý nghĩa; gắn với thực tiễn tình hình mới, Ban Dân vận Thành ủy sẽ phải nỗ lực nghiên cứu, nâng cao hiệu quả tham mưu theo hướng tích cực, chủ động, sát thực tiễn:

– Thứ nhất, tiếp tục tham mưu cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận của chính quyền tạo sự ổn định về tổ chức bộ máy, sự đồng thuận của 

Nhân dân; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận; 

– Thứ hai, công tác dân vận bám sát thực tiễn tình hình địa phương, tăng cường nắm tình hình Nhân dân, đa dạng hóa các phương thức nắm tình hình, nhất là tình hình trên mạng xã hội; nắm bắt những vấn đề mà người dân quan tâm, bức xúc để tham mưu chỉ đạo giải quyết một cách kịp thời trên cơ sở đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết khi giải quyết vấn đề phát sinh;

– Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt công tác vận động, tập hợp rộng rãi các giới, tầng lớp Nhân dân và để vận động, phát huy nguồn lực to lớn trong dân; cần tham mưu những chủ trương, chính sách đúng đắn, và đề ra phương thức triển khai phù hợp bằng những công trình, công việc hết sức cụ thể;

– Thứ tư, Ban Dân vận Thành ủy cần tham mưu phát huy 

khát vọng, ý chí vươn lên của người dân, tập trung cổ vũ, khuyến khích những mô hình, cách làm hay trong xây dựng Đảng, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, quản lý đô thị, xây dựng đời sống văn hóa, đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của người dân;

– Thứ năm, tăng cường xây dựng, củng cố, phát huy vai trò lực lượng chính trị nòng cốt, cốt cán trong tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt đối với các địa bàn phức tạp và những lĩnh vực quan trọng;

– Thứ sáu, quan tâm đánh giá, sơ kết, tổng kết thực tiễn; mạnh dạn sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách không phù hợp hoặc kiến nghị thực hiện thí điểm những cơ chế, chính sách mới phù hợp, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Về vai trò của cán bộ dân vận

Lịch sử 40 năm thành lập và phát triển của Ban Dận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có sự đóng góp to lớn của nhiều thế hệ cán bộ các thời kỳ. Đó là lớp cán bộ luôn thấm nhuần lời Bác dạy, nêu gương sáng về tinh thần trách nhiệm, chẳng ngại khó, ngại khổ, ngày đêm thầm lặng làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố.

Bác dạy rằng công tác dân vận là nhiệm vụ của mọi cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị; người cán bộ, đảng viên dù làm việc ở bất kỳ cương vị, nhiệm vụ nào cũng phải có trách nhiệm làm công tác dân vận. Trên thực tế, nếu cán bộ, đảng viên là cầu nối để đường lối, 

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được truyền tải đến Nhân dân thì vai trò tham mưu của cán bộ Ban Dân vận chính là chất keo gắn kết.

Trong công tác tham mưu, cán bộ Ban Dân vận phải biết đặt mình vào vị trí của người dân, biết lắng nghe ý kiến người dân một cách chủ động, tích cực trên cơ sở sự thấu hiểu và tinh thần trách nhiệm. Nghĩa là, phải bằng nhiều cách, nhiều phương thức tiếp cận, chủ động tìm đến với dân, khơi gợi để được nghe dân nói, nghe dân bày tỏ vướng mắc còn tâm tư, trăn trở chất chứa trong lòng, chứ không phải thụ động ngồi chờ người dân tìm đến để trình bày. Muốn vậy, phải đặt mình vào vị trí của người dân để thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn, trăn trở với những mong muốn của người dân. 

 Với những ai đã từng là cán bộ chuyên trách, chắc chắn trong tâm thức luôn ghi sâu, nhớ kỹ từng phương châm hành động về công tác dân vận và thực hiện “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”; luôn thấu hiểu sâu sắc và thực hành nhuần nhuyễn tác phong, ngôn phong “dân vận”, luôn “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với Nhân dân”.

Ngoài nhận thức, phải hành động, cán bộ Ban Dân vận phải tích cực đi cơ sở, để gần dân và nghe dân. Chính vì vậy, mỗi người cần có kĩ năng lắng nghe, nghe trên tinh thần cầu thị, thực tâm. Nghe để thấu hiểu và từ đó có dũng khí, quyết liệt phản ánh, kiến nghị, tham mưu chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân. Bởi lẽ, xét đến cùng, “hiểu thấu để làm đúng” là yêu cầu đối với mọi nhiệm vụ công tác và cũng là vấn đề cốt lõi trong thực hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Lời Bác dạy năm xưa, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị đối với cán bộ Ban Dân vận. Những lời dạy đó, để hiểu thì không khó, nhưng để làm được và làm tốt, là cả quá trình nỗ lực, cố gắng rèn luyện để trưởng thành. Với những ai đã từng là cán bộ Ban Dân vận, đã khắc cốt ghi tâm lời Bác dạy “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” thì dẫu thời gian có trôi qua bao nhiêu năm đi nữa, dẫu bản thân có làm công việc gì, ở cơ quan nào đi chăng nữa, vẫn mãi giữ tâm huyết, trách nhiệm và niềm tự hào mình là cán bộ dân vận. Tự hào vì từ nơi đó, cùng với bao thế hệ cán bộ đã trưởng thành từ bài học Bác dạy; trưởng thành từ những kinh nghiệm công tác cụ thể với nhiệm vụ phát huy dân chủ, huy động nguồn lực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; trưởng thành cả từ tình cảm gắn bó chân thành, thuần khiết của những người đồng chí, đồng nghiệp. 

Nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2021), 40 năm Ngày thành lập Ban Dân vận Thành ủy xây dựng và hoạt động (27/11/1981 – 27/11/2021), xin kính chúc đội ngũ cán bộ Ban Dân vận Thành ủy các thời kỳ luôn giữ mãi niềm tự hào là người cán bộ Ban Dân vận được dân tin yêu, quý mến. 

Kính chúc đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị thành phố các cấp luôn ghi sâu, nhớ kĩ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để luôn thực hành dân chủ, làm tốt công tác dân vận, cùng góp sức xây dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – một Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân.

CẢM NHẬN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CỐ TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LINH, NGUYÊN BÍ THƯ THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đồng chí NGUYỄN HỮU HIỆP 
Ủy viên Ban Thường vụ,
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh

40 năm là một chặng đường, trên cơ sở kế thừa và tiếp nối. Ban Dân vận Thành ủy luôn không ngừng nỗ lực xây dựng và trưởng thành, thật sự là cơ quan tham mưu cho Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều kết quả cụ thể, có ý nghĩa. Tất cả những điều đó, đều mang dấu ấn của đồng chí Cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI); Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (12/1981 – 12/1985); trước khi về lại Thành phố, đồng chí là Trưởng Ban Dân vận – Mặt trận Trung ương.

40 năm là một chặng đường, trên cơ sở kế thừa và tiếp nối. Ban Dân vận Thành ủy luôn không ngừng nỗ lực xây dựng và trưởng thành, thật sự là cơ quan tham mưu cho Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều kết quả cụ thể, có ý nghĩa. Tất cả những điều đó, đều mang dấu ấn của đồng chí Cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI); Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (12/1981 – 12/1985); trước khi về lại Thành phố, đồng chí là Trưởng Ban Dân vận – Mặt trận Trung ương.

Thưa các đồng chí, đọc lại Cuộc đời và Sự nghiệp của đồng chí Cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (12/1981), càng thấy thấm thía hơn phương pháp thực tiễn là quan trọng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh từ những năm đầu thành lập Đảng, đã vào Miền Nam xây dựng tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh cách mạng. Tiểu sử thể hiện lại, đồng chí đã nhiều lần làm người lãnh đạo tổ chức đảng của Thành phố, từ Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục Miền Nam, Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới. Sự trải nghiệm thực tế, với 2/3 cuộc đời gắn bó Miền Nam và Thành phố này lẽ đương nhiên đồng chí hiểu rõ đặc điểm vùng đất và con người nơi đây luôn kiên trung bất khuất, năng động thích nghi, hào hiệp nghĩa tình, một lòng một dạ theo Đảng. Ấy vậy mà khi đất nước thống nhất hai miền Nam – Bắc, vào giai đoạn khó khăn sau chiến tranh, phát triển kinh tế trong thời bao cấp, đồng chí quay trở lại Thành phố làm Bí thư Thành ủy vẫn dành thời gian đến với người Dân Thành phố; hàng loạt câu chuyện gặp gỡ các giới đồng bào Thành phố từ 1981 – 1985 đã được ghi lại trong tư liệu “Nguyễn Văn Linh – Tuyển tập” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2011 đã chứng minh cho điều ấy. Cái tên viết tắt N.V.L là tư duy của “Nói và Làm”, của “Những việc cần làm ngay”, đã thổi một luồng sinh khí quan trọng vào tảng băng quan liêu, bao cấp, xa rời thực tế. Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn hòa mình với đời sống của Nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu và làm mọi việc vì Dân, luôn tôn trọng Nhân dân và hết mực quan tâm chăm lo đời sống Nhân dân, đó là tiền đề của tiến trình đổi mới phát triển kinh tế, xã hội ngay tại Thành phố này và cả nước vào năm 1986.

Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn thấm nhuần và quán triệt tư tưởng của Bác Hồ về “Dân là gốc”, khẳng định Nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Đảng; đồng chí đã từng nói tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII (6/1987), đồng chí nhấn mạnh: “… nhân tố cơ bản bảo đảm giữ gìn và phát huy thành quả cách mạng chính là vai trò của quần chúng lao động. Bởi lẽ cách mạng bao giờ cũng là sự nghiệp của bản thân quần chúng. Chân lý đó hoàn toàn sáng rõ và được chứng minh đầy đủ trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng nước ta”. 

Dù ở cương vị nào, đồng chí luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng, trong tư liệu đã ghi lại giai đoạn ra đời Nghị quyết Trung ương 8B: “…Đáng lẽ Nghị quyết về Đổi mới công tác quần chúng của Đảng… đã được ra sớm hơn một hai năm. Nhưng sau Đại hội VI những vấn đề về kinh tế, xã hội quá bức bách, nên Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư phải tập trung sức để xác định nội dung, bước đi và biện pháp đổi mới. Đó là một việc rất khó khăn vì chưa có sẵn những bài bản và kinh nghiệm, chúng ta phải vừa làm, vừa tìm tòi sáng tạo… Vì thế không có thì giờ đi sâu vào công tác quần chúng. Mãi đến tháng 3 vừa rồi Trung ương mới họp Hội nghị lần thứ tám ra Nghị quyết về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân”. Thế là chậm. Nhưng chậm mà có được nghị quyết còn hơn là để hết nhiệm kỳ Đại hội VI này Trung ương không có nghị quyết về công tác quần chúng của Đảng thì khuyết điểm còn to hơn nhiều. Nhân dịp này, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị và Trung ương nhận lỗi với các đồng chí và đồng bào. Bây giờ kiểm điểm lại thì thấy rằng, lãnh đạo từ Trung ương trở xuống đã lơi lỏng công tác quần chúng nhiều chục năm rồi. 

Tôi lấy ví dụ: Trong Bộ Chính trị khóa VI này có tới bốn đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị lo công tác chính quyền, còn công tác dân vận, mặt trận lại không có đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị nào. Trong nhiệm kỳ Trung ương khóa IV, tôi là Ủy viên Bộ Chính trị được phân công phụ trách công tác dân vận và mặt trận. Còn nhiệm kỳ Trung ương khóa V, chỉ có đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Trung ương phụ trách, còn Bộ Chính trị không phân công đồng chí  nào chăm lo công tác này. Như vậy, chỉ việc phân công trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tỏ ra công tác dân vận bị lơi lỏng ngay từ cấp Trung ương.”

Thưa các đồng chí! Từ hai câu chuyện chắt lọc trong bài viết này về đồng chí Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bản thân tôi nhận thấy: lắng nghe Dân, không chỉ nói là được, không chỉ nghe là đủ, không chỉ đến nhà là đã sát Dân, mà phải tổ hợp ở nhiều yếu tố đồng thời từ đời sống thực tế của người Dân. Và những bài học mà đồng chí Nguyễn Văn Linh đã để lại cho công tác Dân vận của Đảng, đó là: (1) Dân là gốc, lấy Dân làm gốc; (2) Luôn sâu sát, gần gũi Nhân dân, luôn tôn trọng Nhân dân, hết mực quan tâm chăm lo đời sống Nhân dân; (3) Nói đi đôi với làm; 

(4) Một tấm gương mẫu mực về phẩm chất, đạo đức của người cộng sản; (5) Quan tâm thực sự đến công tác Dân vận của Đảng. Những bài học đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 

Hiện nay, chúng ta tiếp tục “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05) trong năm 2021 và những năm tiếp theo, với chủ đề: “Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, điều này đòi hỏi phải làm tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng, để đảm bảo khối đại đoàn kết toàn dân phải được phát huy đó là nguồn lực nội sinh quan trọng để xây dựng đất nước và phát triển Thành phố theo sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. “…là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ;…”3. Những điều cần làm ngay là: (1) Nâng cao niềm tự hào trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể; (2) Sớm có kế hoạch  triển khai thí điểm công tác giám sát cấp ủy đảng và chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI; (3) Thực hiện có hiệu quả nội dung phát huy dân chủ ở cơ sở theo các quy định hiện hành; (4) Từng tổ chức chính trị – xã hội có kế hoạch nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên; (5) Mặt trận Tổ quốc nghiên cứu biện pháp huy động và phát huy nguồn lực xã hội phục vụ yêu cầu phát triển Thành phố và thực hiện công tác xã hội, thiện nguyện chăm lo an sinh. Có như vậy, chúng ta mới tự hào tiếp bước sau 40 năm Ban Dân vận Thành ủy Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu một cách xứng đáng.

CÁC ĐỒNG CHÍ TRƯỞNG BAN DÂN VẬN THÀNH ỦY CÁC THỜI KỲ

Giai đoạn 1980 - 2005

Giai đoạn từ 2005 đến nay

PHẦN I.
BAN DÂN VẬN THÀNH ỦY
40 NĂM XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG
(1981 - 2021)

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

PHIM TÀI LIỆU
BAN DÂN VẬN THÀNH ỦY - 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG

Chơi Video

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG TIÊU BIỂU

Quyết định Số: 21/QĐ-TU ngày 27 tháng 11 năm 1981
của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Ban Dân vận Thành ủy

PHẦN II.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, TỔ CHỨC
HỆ THỐNG DÂN VẬN THÀNH PHỐ
TỪ NĂM 1981 ĐẾN NĂM 2021

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

PHẦN III.
NHỮNG KÝ ỨC - KỶ NIỆM - CẢM NGHĨ
VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

TẬP THỂ BAN DÂN VẬN THÀNH ỦY

Scroll to Top